fbpx
Win To Win Marketing
Chia sẻ kiến thức marketing và những điều thú vị trong cuộc sống ...

Nguồn gốc và Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán! Tết “Nay” và “Xưa”

0 424

- Advertisement -

Tết Nguyên đán là dịp quan trọng trong một năm, nó bắt đầu cho một năm mới với hy vọng trong năm mới có thật nhiều sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc. Đây là dịp quan trọng để những người con xa quê về tụ họp cùng bên gia đình. Vậy bạn có nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán không, chúng ta cùng giải đáp thắc mắc này nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. “Tết” là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết ta tính theo Âm lịch nên thường đến muộn hơn Tết Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng) (Nguồn: Wiki).

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán?

Tết Nguyên Đán là ngày lễ cỗ truyền lâu đời ở nước ta, đây còn là ngày lễ lớn được tổ chức với phạm vi trải dài từ Bắc đến Nam. Tết cổ truyền mang đến cho mọi người tinh thần háo hứng chào đón năm mới, cùng với đó những người còn xa quê cũng tạm gác công việc để trở về quê hương tụ họp bên gia đình cùng nhau đón năm mới. Bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, Tết nguyên đán được ông cha ta cử hành một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.

Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.

Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.

Ý nghĩa Tết nguyên đán?

Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam. Theo quan niệm phương Đông, Tết nguyên đán còn là thời gian giao hoà giữa con người và thần linh.

Theo quan niệm xưa, Tết Nguyên Đán là dịp để người nông dân bày tỏ thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, Thần Nước….và cầu mong cho một năm mua thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Đây còn là dịp mọi người hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong năm mới và bỏ lại những điều không may mắn trong năm cũ.

Tết nguyên Đán cũng là dịp mọi người gắn bó hơn, tình thần thoải mái, tươi vui hơn, giúp cho mọi người cùng quần quật bên nhau nói chuyện về một năm cũ đã qua, chia sẻ mọi thứ với người thân. Trước Tết mọi nhà cùng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà của thật đẹp để cùng nhau hy vọng sang năm mới có nhiều may mắn. Mọi người trong gia đình cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà Tổ tiên, tạ ơn ông bà Tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm vừa qua.

Tết Nguyên Đán Nay có gì khác Tết Nguyên Đán ngày xưa?

Tết Nay có gì khác Tết Nguyên Đán ngày xưa
Tết Nay có gì khác Tết Nguyên Đán ngày xưa

Tết xưa:

Không khi Tết xưa hào hứng vì đây là ngày được nghỉ ngơi, vui chơi trong một năm làm việc vất vả, chỉ có ngày Tết mới được ăn những món ngon mà ngày bình thường chỉ để dành trong dịp Tết, được mua thêm những bộ quần áo mới hy vọng một năm mới đầy may mắn, tươi vui.

Tết được chuẩn bị từ những ngày đầu tháng Chạp, không khí Tết đã rộn ràng. Nhà nào cũng đã chuẩn bị sẵn trong nhà vài ba con gà, con lợn để chuẩn bị đón Tết.

Gói bánh chưng, bánh Tét là nét văn hoá đẹp của dân tộc Việt Nam, mọi người trong nhà cùng nhau quây quần mỗi người một việc, một người một tay gói xong cả hơn chục đòn bánh. Tối đến cùng nhau nói chuyện uống trà và canh bếp nấu bánh. Tiếng cười dòn dã của mọi người xua tan đi cái mệt trong một năm làm việc vừa qua.

Dưa hành hay củ kiệu được mọi người làm từ sớm để kèm với bánh chưng, bánh Tết. Trong những ngày Tết, nhà nào cũng dành một hũ để tiếp đãi khách và cùng nhau ăn trong mâm cơm gia đình.

Lau dọn nhà cửa để đón năm mới. Hy vọng năm mới đầy năm may mắn và hạnh phúc sung túc cho tất cả mọi người trong gia đình. Lau dọn nhà cửa mọi người cùng làm mỗi người lau cửa, dọn bếp, sơn sửa lại nhà, trồng thêm hoa cây mới.

Những phong tục, tập quán nổi bật có thể kể đến như: cúng Ông công Ông Táo, Tất niên, đón Đêm giao thừa, Xông đất, đi chùa, Thăm mộ tổ tiên, chúc Tết mừng tuổi, xuất hành đến bây giờ vẫn còn giữ gìn và phát huy.

Tết nay:

Mọi người tất bật với công việc nhiều hơn khôgn còn rộn ràng chuẩn bị từ sớm. Bánh chưng, bánh Tét vẫn còn được nhiều gia đình gói gém những không phổ biến như ngày xưa. Mọi thứ giường như khá tiện lợi từ bánh kẹo, dưa hành, các món đã khách đã có mặt rất nhiều ở siêu thị, chợ tạo nên sự tiện lợi cho mọi người. Dù thời gian có khiến chúng ta cảm thấy Tết ngày càng thay đổi, nhưng Tết là dịp quan trọng để mọi người cùng nhau sum vầy. Mọi người dù bận thế nào hãy nhớ về nhà đón Tết cùng gia đình nhé. Gia đình là nơi để về.


- Advertisement -

- Advertisement -

Để lại một nhận xét

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.